OneBanking

Nợ xấu có vay được không? Tìm hiểu về khả năng vay vốn trong tình huống nợ xấu

Khi vay ngân hàng, không ít trường hợp bị nợ xấu và lo lắng rằng mình sẽ không được tiếp tục vay vốn nữa. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, bị nợ xấu vẫn vay ngân hàng được. Vậy quan điểm đó có thật sự chính xác không? Nợ xấu có vay tiền được không? Cùng OneBanking tìm hiểu vấn đề trong bài viết này nhé.

nợ xấu có vay tiền được không

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ quá thời hạn cho vay của khách hàng khi vay vốn tại các ngân hàng hay các công ty tài chính, nợ xấu thông thường được xác định là khi khoản vay quá hạn trả nợ từ trên 3 tháng và bị đánh giá là khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi vốn do khách hàng không đủ khả năng trả nợ. 

Có bao nhiêu nhóm nợ xấu?

Theo những tiêu chí đánh giá các khoản nợ của CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia thì nợ xấu được chia thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 

Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Các khoản nợ được quy định trong nhóm này như sau:

  • Khoản nợ trong hạn thanh toán và được ngân hàng/công ty tài chính đánh giá có khả năng thu hồi nợ.
  • Khoản nợ quá hạn tối đa 9 ngày và được ngân hàng/công ty tài chính đánh giá có khả năng thu hồi được nợ quá hạn, thu hồi nợ gốc và lãi còn lại đầy đủ, đúng hạn.

Nhóm 2

Nhóm nợ cần chú ý. Các khoản nợ trong nhóm được quy định như sau:

  • Khoản nợ đã quá hạn trong khoảng 10 – 90 ngày.
  • Khoản nợ được chỉnh/gia hạn nợ lần đầu còn trong kỳ hạn.
Khi dính phải nợ xấu thì khả năng vay vốn của bạn tại các ngân hàng sẽ thấp
Khi dính phải nợ xấu thì khả năng vay vốn của bạn tại các ngân hàng sẽ thấp

Nhóm 3

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. Các khoản nợ trong nhóm này bao gồm:

  • Khoản nợ đã quá hạn từ trên 90 ngày đến 180 ngày.
  • Khoản nợ được chỉnh/gia hạn nợ lần đầu còn quá hạn tối đa 29 ngày theo lịch trả nợ đã cơ cấu.
  • Khoản nợ được gia hạn thời gian trả nợ lần thứ hai.
  • Khoản nợ được giảm lãi suất hoặc miễn do khách hàng không còn đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng đã ký.

Nhóm 4 

Nhóm nợ nghi ngờ. Các khoản nợ trong nhóm này được quy định như sau:

  • Khoản nợ quá thời hạn trả từ 181 ngày đến 360 ngày.
  • Khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày so với thời hạn trả nợ đã được gia hạn.
  • Khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn dưới 30 ngày theo lịch trả nợ đã điều chỉnh.

Nhóm 5

Nhóm nợ có khả năng không lấy lại được vốn bao gồm:

  • Khoản nợ quá thời hạn trả nợ trên 360 ngày.
  • Khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên so với thời hạn gia hạn lại lần đầu.
  • Khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần hai đã quá hạn thanh toán 30 ngày so với thời hạn được gia hạn lại.
  • Khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên.

Nợ xấu có vay được không?

Từ các thông tin đã được OneBanking phân tích ở trên, ta có thể thấy được: 

  • Nhóm 1: Người đi vay có khả năng trả nợ tốt, vậy nên việc xét duyệt khoản vay tiếp theo sẽ dễ dàng hơn..
  • Nhóm 2: Phần lịch sử tín dụng nợ xấu của người đi vay khi thuộc nhóm này sẽ được xóa bỏ sau 12 tháng kể từ ngày người vay hoàn thành trả nợ. Người đi vay vẫn có đủ điều kiện để vay vốn, tuy nhiên việc xét duyệt sẽ khắt khe hơn người thuộc nhóm 1.
  • Nhóm 3, 4 và 5: Người đi vay nếu thuộc nhóm này sẽ khó được xét duyệt hay thông qua bất cứ một khoản vay nào trong vòng 5 năm của các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Khi thanh toán hết khoản vay, người vay cần phải trở thành người thuộc các nhóm nợ 1,2 thì mới được phép tiến hành xin vay tiếp. Bên cạnh đó, người thân hay người chung sổ hộ khẩu với những người thuộc nhóm nợ xấu (3,4,5) có khả năng sẽ không được vay tiền.
Tùy thuộc vào mức độ nợ mà bạn có thể được xét hồ sơ vay tiếp tục không.
Tùy thuộc vào mức độ nợ mà bạn có thể được xét hồ sơ vay tiếp tục không.

Các ngân hàng cho vay nợ xấu hiện nay

Ngân hàng Shinhan Bank

Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã và đang hỗ trợ các gói vay nợ cho khách hàng có nợ xấu với các gói vay như vay theo hóa đơn Internet, vay theo lương, hóa đơn điện nước truyền hình cáp với hạn mức lên đến gần 100 triệu đồng tùy vào mức độ nợ xấu của khách hàng.

Shinhan hỗ trợ khách hàng có nợ xấu vay vốn với lãi suất ưu đãi
Shinhan hỗ trợ khách hàng có nợ xấu vay vốn với lãi suất ưu đãi

Lưu ý: 

  • Đối tượng áp dụng: Cá nhân từ đủ 20 tuổi đến 59 tuổi, 
  • Có thu nhập từ trên 4 triệu/tháng, 
  • Có hộ khẩu thường trú tại nơi có chi nhánh ngân hàng Shinhan hoạt động. 
  • Hạn mức vay lớn lên đến 100 triệu với lãi suất ưu đãi chỉ từ 18%/năm. 

Ngân hàng VIB

VIB là một trong những ngân hàng có nhiều chính sách vay vốn khá khắt khe. Tuy nhiên trong trường hợp bạn bị nợ xấu bạn vẫn có thể vay vốn tại ngân hàng này nhưng phải đảm bảo điều kiện sau:

  • VIB chỉ hỗ trợ vay vốn cho khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm 1-2-3, nhưng nếu thuộc nhóm 3 trên 2 năm thì không được hỗ trợ vay vốn. 
  • Nếu như bạn kiểm tra trên hệ thống CIC nợ xấu của mình đã quá 2 năm bạn có thể liên hệ với các tư vấn viên ngân hàng VIB để biết được các gói vay phù hợp với bản thân.
VIB chỉ hỗ trợ vay vốn cho khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm 1-2-3
VIB chỉ hỗ trợ vay vốn cho khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm 1-2-3

Ngân hàng VPBank – Tín dụng FE Credit

Trong lĩnh vực cho vay khi khách hàng dính phải nợ xấu thì ngân hàng VPBank là một tổ chức tín dụng được đánh giá cao. 

VIB cung cấp hỗ trợ vay tín chấp theo lương với yêu cầu thu nhập tối thiểu của người vay là 4 triệu đồng/tháng.

  • Thủ tục vay tiền trả góp hàng tháng bằng CMND/CCCD và các giấy tờ hỗ trợ.
  • Hạn mức cho vay tín chấp khá cao, lên đến 1 tỷ đồng.
  • Khách hàng chứng minh thu nhập từ lương chuyển khoản sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi và hạn mức vay cao.
  • Thời gian vay tối đa 60 tháng. Hạn mức vay tối đa gấp 12 lần lương.
  • Hỗ trợ người vay thanh toán hợp đồng vay vốn trước hạn.

Những lưu ý để không mắc phải nợ xấu

Nợ xấu, điểm tín dụng thấp là điều mà không một ai mong muốn. Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa khả năng dính phải nợ xấu khi vay tiền? 

Hãy cùng tham khảo một số lời khuyên của OneBanking nhé:

  • Chỉ vay tiền khi bạn thật sự có nhu cầu. Trước khi có quyết định vay tiền, hãy tận dụng sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân. Và dù có vay vốn từ nguồn nào đi chăng nữa thì bạn cũng hãy lấy chữ ‘tín” làm tiền đề, luôn trả nợ đúng hạn nhé. 
  • Khi có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng, bạn cần tự đánh giá khả năng trả nợ của mình để lên một kế hoạch trả nợ hợp lý nhất, tránh gặp phải tình huống không thể trả nợ hoặc trả nợ xong lại rơi vào thế bí.
  • Các chuyên gia tài chính khuyên người vay rằng hàng tháng chỉ nên dành 30% mức thu nhập của bản thân dành cho việc trả nợ khoản trả góp.
  • Khi đã nhận được khoản vay, bạn cần vạch ra cho mình kế hoạch sử dụng khoản vay đó một cách phù hợp, để phát huy tối đa hiệu quả của khoản tiền, mang lại lợi ích cho bản thân hay hơn nữa là tạo thêm thu nhập từ khoản vay. 
  • Bạn cần lên nhiều phương án trả nợ để đề phòng các trường hợp rủi ro xảy ra thì bạn đã có sẵn phương án dự phòng để xử lý tình huống.
  • Bạn cần hiểu và nắm rõ được những hậu quả khi nợ quá hạn, cụ thể hơn là hãy tìm hiểu chi tiết mức phí phạt mà các ngân hàng hay tổ chức tài chính áp dụng khi người vay không trả nợ đúng hạn, như vậy bạn sẽ có ý thức cũng như động lực trả nợ.
  • Bạn có thể cài đặt và sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu để giúp mình quản lý tài chính một cách tốt và hiệu quả nhất.
  • Trong trường hợp bạn không thể trả nợ do các tình huống bất ngờ ập đến (dịch bệnh, tai nạn, mất việc, thất thu kinh doanh…), bạn cần lập tức liên hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng để trình bày rõ về nguyên nhân, hoàn cảnh, xin được hỗ trợ miễn giảm lãi và lùi thời hạn trả nợ. Tiếp đó hãy lên ngay kế hoạch trả nợ chi tiết để ngân hàng/tổ chức tín dụng tin tưởng hỗ trợ kịp thời cũng như cùng phối hợp xử lý. 
  • Khi đã tích góp đủ khoản tiền để trả nợ trước hạn, hãy lập tức thanh toán khoản vay ngay, tuyệt đối không được vì tiếc khoản phí phạt trả trước hạn mà không tất toán nợ nhé.

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết và quan trọng mà bạn cần biết về “nợ xấu”, OneBanking tin chắc rằng bài viết đã giải đáp cho khách hàng mọi thắc mắc về câu hỏi: “Nợ xấu có vay được không?”. 

Hãy theo dõi thêm những bài viết tại OneBanking để biết thêm cách chi tiêu khôn ngoan, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để không bao giờ rơi vào tình trạng nợ xấu nhé.

Zalo Back To Top